Có một lần ,Plato hỏi thầy Socrates: “Thầy nhận được nhiều học trò, khoản học phí thu được không nhỏ, tại sao thầy luôn tiết kiệm tiền mà không dùng để hưởng thụ cuộc sống? “
Socrates vốn rất giỏi phản biện nên ông trả lời “Plato này, tại sao trò cho rằng thầy không hưởng thụ?”
Plato thẳng thắng nói “Bởi vì tất cả tiền mà thầy kiếm được đều cất đi mà không tiêu dùng, vợ của thầy cũng chỉ nấu những bữa ăn đơn giản như cháo lúa mạch, có bữa thì ăn trái sung, trái nho và uống toàn là nước lá đun. Đã vậy, quần áo của thầy còn cũ kỹ mà làm từ vải thô. Nếu như không phải thầy trí tuệ hơn người, con nghĩ toàn bộ thành Athens cũng không có ai coi trọng thầy”. Trước sự giải thích rất hùng hồn của Plato, thầy Socrates cảm thấy hơi ngượng ngùng.
Socrates cười nói “Cảm ơn sự quan tâm của trò, nhưng thầy cảm thấy rất hạnh phúc với cuộc sống như vậy. Bởi vì, tiết kiệm tiền đem lại cho thầy niềm vui. Niềm vui này không giống với thưởng thức ly rượu nho, thậm chí còn vui hơn”.
Plato sờ đầu hỏi tiếp “Uống nước lọc làm sao có thể cảm thụ được niềm vui giống như thưởng thức nước cam nguyên chất và rượu ngon được ạ?”
Socrates bình thản nói: “Bởi vì thầy tiết kiệm tiền là để dùng thực hiện lý tưởng lớn. Thầy hy vọng sẽ xây nên một ngôi trường, vì nó sẽ mang lại sự hiểu biết cho rất nhiều người, lại còn giúp nhiều người có nơi để thảo luận về chân lý”
Plata chợt bừng tỉnh: “Ra vậy! Thầy không dùng tiền chi cho hưởng thụ, là vì muốn hoàn thành lý tưởng của cuộc đời. Quá trình hoàn thành mục đích sống chính là quá trình hưởng thụ niềm vui, chứ không phải vui vì được tiết kiệm tiền.”
Lúc ấy, Plato nhớ đến lời thầy mình từng dạy “Nếu dùng tiền để hưởng thụ niềm vui hôm nay mà không chuẩn bị gì cho lý tưởng ngày mai thì đến khi nhắm mắt qua đời, sẽ phải hối hận vì đã sống mà chỉ tồn tại vô nghĩa chứ không để lại điều gì tốt đẹp cho đời”
KẾT LUẬN: Tiền là công cụ chứ không phải là hạnh phúc. Sống đơn giản và dùng tiền đúng đắn vào những việc có ích cho mình và người khác thì sẽ không bị đồng tiền trói buộc.
Trích: Tập 9 – Bộ Truyện tranh GIEO HẠT CÙNG VĨ NHÂN
BÀI HỌC CỦA CÁ NHÂN KHOA
Có thời gian mình rất cuồng mua sắm, vì cảm giác mua sắm mang cho mình niềm vui. Nhưng nhìn lại niềm vui của nó chỉ là nhất thời. Dù biết vậy cũng không biết giải pháp là gì, đôi khi chán chán lại hay đi mua đồ để thoải lắp cảm xúc. Và biết nó là thói quen xấu nhưng không bỏ được.
Có một câu hát rất hay “Người cô đơn nhất không phải chẳng còn ai bên cạnh. Mà là người có tất cả nhưng vẫn thấy cô đơn trong lòng” – Suy ngẫm về đời sống thì nó đúng vậy. Đôi lúc những thứ bên ngoài chỉ là duyên thôi, chỉ mang lại cho ta cảm xúc vui nhất thời, vì cảm xúc ấy xuất phát từ tâm tham.
Và đặc điểm tâm tham thì có rồi lại muốn có cái khác. Nên niềm vui của ta sẽ biến mất khi tâm ta MUỐN một đối tượng khác cái ta đã sở hữu.
Như Khoa đã trình bày ở trên, đôi khi ta hiểu nó, nhưng để thay đổi một thói quen xấu, một cái nếp nghĩ trong tâm thức thì không dễ. (Nói thì dễ làm mới khó)
Những với trải nghiệm của Khoa thì khi Khoa đọc được những câu chuyện của những vĩ nhân, noi gương theo họ, học được cách sống đơn giản, biết đủ và biết sống cống hiến, biết cho đi. Thì tự nhiên tâm Khoa thấy vui vẻ và bình an hơn. Mỗi ngày Khoa cảm thấy sống có động lực và ý nghĩa hơn.
Khoa nghĩ nếu là người chưa giác ngộ thì vẫn còn Tham – Sân – Si, nhưng nếu cái tham của mình mà dựa trên nền tảng VỊ THA (mong muốn cho người khác nhiều hơn mong muốn cho bản thân) là cũng tốt lắm rồi.
Nó cũng là bước khởi đầu cho hành trình tìm kiếm sự bình an trong nội tâm đích thực.
Hi vọng những kinh nghiệm của Khoa có thể giúp ít được phần nào cho bạn.
Chúc bạn luôn bình an
SÁCH CỦA TÁC GIẢ DƯ ANH KHOA

Quyển sách này sẽ mang đến cho bạn:

2 tuyệt chiêu TẠO ĐÀ đánh bay trì hoãn ngay lập tức.

3 bí quyết GIỮ ĐÀ duy trì động lực, kiến tạo thói quen.
