BIẾT ĐỦ có phải là sống an nhàn, không cần nổ lực, không cần cố gắng?
Ngày xưa khi học về giá trị của sự BIẾT ĐỦ, vì hiểu không sâu nên Khoa cứ bị vướng mắc chỗ này?Vì Khoa cũng như bao bạn trẻ khác, Khoa lên Sài Gòn với mong muốn phát triển và thực hiện ước mơ, khát vọng của mình nên học về bài học BIẾT ĐỦ Khoa cảm thấy cực kỳ mâu thuẫn.Và rồi qua một thời gian khá là lâu, khi đã trải nghiệm hơn và học hỏi ở nhiều người hơn. Khi hội tụ đủ cơ duyên Khoa mới vở lẻ ra 1 điều nó giúp mình giải tỏa những mâu thuẫn bấy lâu
BIẾT ĐỦ LÀ SỐNG ĐƠN GIẢN VÀ CHO ĐI NHIỀU HƠN – CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ SỰ AN PHẬN VÀ LƯỜI BIẾNG
Đó là những cơ duyên khi Khoa gặp những anh chị, những người thầy rất giỏi, rất giàu có, làm việc rất chuyên nghiệp, kỷ luật và nhiệt huyết nhưng cách sống của họ rất khiêm tốn, đơn giản và dường như trong sự nghiệp của họ thì họ cho đi giá trị rất nhiều người.Và thêm vào 1 cơ duyên đặc biệt đó là từ bộ truyện tranh GIEO HẠT CÙNG VĨ NHÂN. Khi noi theo các tấm gương của các vĩ nhân thì Khoa mới thấy cuộc sống cá nhân của nhiều người rất đơn giản nhưng họ là người dành cả đời để đóng góp cho cuộc sống này
Và khi đó Khoa mới hiểu sâu sắc hơn về sự BIẾT ĐỦ.
- Sự BIẾT ĐỦ ở đây không phải là sự AN PHẬN, LƯỜI BIẾNG. Không nổ lực, không khổ luyện, không áp lực.
- Và cái BIẾT ĐỦ ở đây đó là tiếc chế những ham muốn, dục vọng của bản thân. Từ đó biết sống ĐƠN GIẢN và CHO ĐI nhiều hơn!
- BIẾT ĐỦ là khi bạn vẫn nổ lực, kỷ luật và phát triển để đạt được sự thành công. Nhưng thành công này không hướng quá nhiều về việc phục vụ cho những nhu cầu cá nhân mà hướng đến phục vụ cho nhiều người.
- Điều này giống như câu chuyện về DANH Y và TÂM Y mà Khoa đã chia trong những bài viết trước ( bạn có thể đọc lại: https://duanhkhoa.com/thanhcong/)
SÁCH CỦA TÁC GIẢ DƯ ANH KHOA

Quyển sách này sẽ mang đến cho bạn:

2 tuyệt chiêu TẠO ĐÀ đánh bay trì hoãn ngay lập tức.

3 bí quyết GIỮ ĐÀ duy trì động lực, kiến tạo thói quen.
