MỘT NGƯỜI KHIẾM THỊ VÀ KHIẾM THÍNH CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ VĂN NỔI TIẾNG? Tại sao bạn vẫn cảm thấy mình VÔ DỤNG

Mới 19 tháng, Helen Keller bị mắc một chứng bệnh kì lạ mà bác sĩ không thể chẩn đoán. Mặc dù thoát chết nhưng di chứng của nó lại quá nghiêm trọng, bé Helen đã hoàn toàn mất đi khả năng nghe và nhìn.
Từ một đứa trẻ khỏe mạnh nay đột nhiên phải sống trong sự u tối khiến cho Helen giống như một con ngựa bất kham, lồng lên giận dữ vì bất lực. Cô bé trở nên hung hăng, khó kiểm soát trong suốt những ngày ấu thơ.
Ở cái thời mà y học chưa phát triển, ông bà Keller tưởng chừng đã phải chấp nhận trong vô vọng thì một cơ duyên lại xảy đến, làm thay đổi cả cuộc đời cô bé.
Nhưng ở tuổi thiếu niên, Helen đã sớm hạ quyết tâm bước chân vào cánh cổng đại học. Sau này cái tên Keller được biết đến với tư cách người khiếm thính và khiếm thị đầu tiên có được tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Nghệ thuật của trường Đại học Radcliffe.
Trong suốt cuộc đời, Helen Keller đã cống hiến tổng cộng 12 cuốn sách và hơn 475 bài diễn văn về những đề tài như đức tin, sự lạc quan, chiến tranh, giáo dục, phân biệt chủng tộc,…
Không chỉ là tấm gương cho của nghị lực sống, Helen Keller còn khát khao được giúp đỡ những người xung quanh, những nạn nhân của chiến tranh, đói nghèo và bệnh tật. Thiếu đôi mắt nhưng bà đã nhìn đời bằng cả con tim.
“Chúng ta sẽ chẳng thực sự hạnh phúc cho đến khi làm cuộc đời của người khác trở nên tươi sáng hơn” – Đây chính là một bài học lớn mà Helen Keller đã để lại.
Người phụ nữ này đã đi đến hàng chục quốc gia trên thế giới để truyền cảm hứng cho hàng triệu người kém may mắn từ chính câu chuyện của mình. Helen Keller là minh chứng cho việc cuộc đời có nghĩa hay không là do bạn quyết định chứ không phải những khiếm khuyết của bản thân

SÁCH CỦA TÁC GIẢ DƯ ANH KHOA

MOCKUP SỨC MẠNH MOEMTUM

Quyển sách này sẽ mang đến cho bạn:

0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Subscribe
Notify of
guest

0 CÁC BÌNH LUẬN
Inline Feedbacks
View all comments